Bài đăng

    Nhớ Ts Phạm Chí Dũng   Nguyệt Quỳnh Trong cái không gian lành lạnh của một mùa  G iáng  S inh,  trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón  G iáng  S inh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.   Ngày cánh cửa nhà giam khép lại sau lưng anh, Phạm Chí Dũng để lại một khoảng trống thông tin, một khoảng không gian vắng lặng. Không ai còn được nghe những phản biện sắc bén của anh về những sự kiện chính trị xảy ra trong nước. Ngày ấy khởi đầu cho một kỷ nguyên đen tối về quyền tự do biểu đạt ở nước ta, nó là dấu chấm hết cho cuộc chiến giành thông tin đầy gian nan của anh. Phạm Chí Dũng đã chia cùng những phóng viên quả cảm trên thế giới cái giá khắc nghiệt của một cuộc chiến không cân sức. Nhà văn Balzac bảo
C huyện Kể cho K & T   Nguyệt Quỳnh   “ Chuyện kể cho K & T ”  là những câu chuyện của người mẹ kể cho hai con, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên bên ngoài tổ quốc. Là tiếng ầu ơ bên nôi ấm khi ngoài trời tuyết đang rơi. Là tiếng lòng của hàng triệu con người bị bứt rời khỏi mảnh đất thương yêu, khỏi căn nhà yêu dấu. Là suy tư của cả một thế hệ muốn truyền đạt lại cho các con nguồn gốc của chúng. Là   những gì đã xảy ra trong cuộc đời, trong hành trình gian nan của người Việt tị nạn. Là những câu chuyện của sự sống còn, là sức mạnh đương đầu với nghịch cảnh, là tất cả   … tất cả   những gì đã hình thành nên một cộng đồng từ cách sống, cách hành xử, cách biết ơn, cách trả ơn, …   Đó là những câu chuyện của những con người bình thường bị cuốn đi trong một cơn lốc. Một cuộc di cư vĩ đại, có máu, nước mắt, và ước mơ!   Ngày  30/4/75, miền nam Việt Nam mất vào tay cộng sản, hàng triệu con người bị đánh dạt ra khỏi đất nước mình. Thế nhưng, cuộc chiến đã không ngừng lại ở đó như cái n
Hình ảnh
    “Con Xin Lỗi …”   Nguyệt Quỳnh   Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may s ẵ n  những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình.    Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!   Người dân nghèo khó ra đi, người giàu có cũng ra đi, cán bộ quan chức chính quyền cũng tìm cách thu vén đưa con cái cùng tài sản ra đi.   Ngày xưa, thuyền nhân ra đi bất kể sống chết. Ngày nay, đất nước hoà bình, phát triển, người dân cũng ra đi bất kể sống chết. Chúng ta mất hết, mất hết, … khế trên cây cũng không còn. Thỉnh thoản
  Lịch Sử đã được viết như thế! Nguyệt Quỳnh   Chúng tôi biết ước mơ của họ : đủ  đ ể biết họ đã mơ và đã chết  … Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của  William Butler Yeats . Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đ ẫm  máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc tr ỗ i dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.    Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đ ẫ m đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ - những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng – trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930.   Tôi nhớ mài mại câu nói của một diễn giả nổi tiếng người Anh. Ông bảo rằng tất cả c